Các vườn thú Tê giác trắng phương nam

Trên thế giới

Vườn thú Woburn Safari là vườn thú hoang dã ở vùng Bedforshire do Công tước thành lập năm 1970, là safari lâu đời thứ 2 ở nước Anh. Hiện nay, vườn thú không chỉ nổi tiếng là điểm tham quan tìm hiểu đời sống hoang dã của người dân Anh và các du khách, nó được quốc tế ghi nhận nhờ vào những đóng góp trong công tác bảo tồn các loài động vật bị đe doạ. Woburn safari đang nuôi một số con tê giác trắng phương Nam cả đực lẫn cái. Cuối năm 2009, Woburn safari đã nhập thêm hai con tê giác trắng cái từ Nam Phi để tăng cường trong nỗ lực nhân giống tê giác. Hiện tại, vườn thú đang có một con đực tên Kai, 14 tuổi và được các nhà khoa học của Woburn kỳ vọng.

Về đêm, tê giác ở Woburn Safari được đưa vào một khu nhà tê giác. Công trình này được xây dựng vào năm 2009, với diện tích rộng rãi và cho phép tê giác có thể sống theo bầy giống như trong môi trường tự nhiên, diện tích khu chăn thả hơn 40 acres (hơn 16 hecta). “Đây có thể là cơ sở nuôi tê giác tốt nhất thế giới. Nó giống như ngôi nhà chung và 4 khu vực của “nhà chung” được thiết kế sàn bằng những chất liệu khác nhau, như bê tông, cao su, gỗ dăm… Cơ sở còn có phòng thú y để sẵn sàng trong những tình huống cần thiết, công trình này được thiết kế đặc biệt để quản lý các con tê giác đực, một điểm quan trọng trong nỗ lực kích thích giao phối tự nhiên giữa loài tê giác. Những con đực có xu hướng cạnh tranh với nhau để thu hút sự chú ý từ con cái.

Ở Việt Nam

Tê giác tại Thảo Cầm Viên
Các cá thể tê giác trắng miền Nam tại Thảo cầm viên Sài Gòn, tổng cộng năm con

Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn có nuôi 5 cá thể tê giác, nhưng một trong số các cá thể này có biểu hiện bị vạt sừng một cách khác thường, tại nơi đây có hiện tượng sừng tê giác bị mòn được cho là do chúng bị mài lấy sừng đem bán. Một con tê giác trắng tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn có biểu hiện bị vạt sừng một cách khác thường xuất hiện trên nhiều kênh thông tin, những hình ảnh cho thấy, sừng con tê giác trắng tại Thảo Cầm Viên bị khuyết, vạt 2 bên tạo ra những nghi vấn con tê giác này bị cưa sừng, chiếc sừng của 1 trong 5 cá thể tê giác đã bị mài vẹt khá nhiều, khá rõ so với sừng của những con tê giác còn lại[6]

Trước những hình ảnh sừng tê giác bị vạt bất thường và những nghi vấn đặt ra, đại diện công ty Thảo Cầm Viên Sài Gòn giải thích do điều kiện chuồng trại và gốc cây chứ nhân viên của công ty không mài lấy sừng đem đi bán lấy tiền, theo giải thích của cán bộ quản lý thì tê giác có đặc tính tự mài sừng, do đó sừng có dấu vết giống như bị mài, có một con tê giác rất thích mài chiếc sừng nhỏ phía sau vào các vật cứng nên chiếc sừng này thường bị trầy xước. Thảo Cầm Viên khẳng định việc quản lý sản phẩm động vật ở nơi này rất chặt chẽ, không ai có thể thực hiện được việc lấy sừng đem bán.

Sừng là dấu hiệu để biểu hiện sức mạnh của tê giác, đó cũng là vũ khí nên con vật có những thao tác chăm sóc, bằng việc mài vào những vật như đá, gốc cây, sừng con tê giác đang nuôi ở Thảo Cầm Viên bị khuyết là do trong chuồng có những chỗ bảo vệ những gốc cây tránh con vật phá hư sừng, trên đó có một số đai sắt, con vật mài sừng đúng đai sắt nên bị khuyết, về điều kiện sừng thì tê giác có thể mài vào bất cứ thứ gì nên bị hư hỏng và không quá chú trọng quá việc đó, cứ để nó phát triển tự nhiên[7]. Sừng tê giác bị cụt là do nó tự cọ xát, tự mài mòn, không có sự tác động của con người, lãnh đạo Thảo Cầm Viên cho rằng sự mài mòn sừng đối với tê giác kiểu như vậy là không hiếm.

Tổ chức Cứu trợ hoang dã Việt Nam với nhiều năm nghiên cứu tê giác lại cho rằng, vết vạt của tê giác ở Thảo Cầm Viên không bình thường, không tự nhiên, nó quá phẳng, rất khó để con tê giác có thể tự mài phẳng như vậy và cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng nhằm có kết luận chính thức về vụ việc[8]. Ngoài ra, thảo cầm viên Sài Gòn cũng nghi ngờ về việc bỏ đói những con hổ khiến chúng trở nên gầy còm, thiếu vệ sinh nơi động vật ở nên bốc mùi hôi thối[6], kể cả việc bị nghi ngờ mua lại chó thả rông để làm thức ăn cho sư tử[9].

Tê giác tại Đại Nam
Tê giác trắng miền Nam tại vườn thú Đại Nam

Vườn thú Đại Nam, con thú quan trọng của vườn bách thú là loài tê giác, tại đây có Khu dành cho tê giác rộng hàng trăm m2, có núi giả, hồ nước, bãi đất trống để chúng phơi mình lúc nắng ấm[10], phía trước trại là nơi "giao lưu" giữa tê giác và khách tham quan, có chứa sẵn cỏ để khách mời tê giác đến, chúng rất hiền, chỉ ăn cỏ và lá cây rồi dạo chơi xung quanh hồ nước, chúng không một lần nào giận dữ hay khó chị. Hai con tê giác (một đực, một cái) nhập về từ Nam Phi khi được 3 tuổi vào tháng 10 năm 2006. Ở châu Phi, khí hậu mùa hè rất nóng, đến mùa đông thì lạnh, còn ở Việt Nam khí hậu dễ chịu hơn nên tê giác thích hơn, chúng ăn nhiều lớn nhanh[11][12].

Sau đó, tại khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến một con tê giác trắng Nam Phi chết trong vườn thú, sau khi con tê giác bị chết, công ty đã lấy mẫu xét nghiệm và thuê chuyên gia Mỹ tìm hiểu nguyên nhân. Hiện khu du lịch cũng đã thiêu thịt của con tê giác, xương và da sẽ được nghiên cứu để tái sử dụng. Công ty cũng đã tiến hành tách đàn tê giác để tiếp tục theo dõi, trong khu du lịch còn năm con tê giác trắng đều nhập về từ Nam Phi với giá 75.000 USD/con[13] giá mua hai con tê giác quy thành tiền Việt khoảng 2,4 tỷ đồng[10].

Ở vườn thú Mỹ Quỳnh (Long An) là mô hình công viên giải trí du lịch sinh thái tổ chức nuôi dưỡng, trưng bày nhân giống các loài động thực vật trong nước và thế giới và được nuôi nhốt nhiều loài động vật trong đó có tê giác trắng miền Nam nhập từ châu Phi, ở đây thì tê giác trắng miền Nam được chăn nuôi cùng heo, gà, theo đó cả năm con tê giác được vườn thú Mỹ Quỳnh nuôi nhốt trong khuôn viên rộng khoảng 2 ha và thả cùng heo, gà, đây. Toàn bộ khu nuôi tê giác rộng khoảng 2 ha, xung quanh xây tường xi măng cao hơn 1 m, cổng chính đi vào mở rộng.

Tại nơi đây, có đến 5 cá thể tê giác nặng ước tính cả tấn đang ăn cỏ khô, vùng vẫy trong những vũng bùn cạn nước cùng bầy heo nhỏ và gà. Chuồng nuôi có 2 mái che nắng, hồ cỏ xây bằng xi măng, xung quanh chỉ lác đác mấy cây si cùng vài bụi tre mới trồng. Thức ăn của tê giác là cỏ khô sát nhuyễn trộn cùng cám hay ngũ cốc, theo quản lý vườn thú này thì trước đây, vườn thú Mỹ Quỳnh nuôi 19 cá thể tê giác, đến cuối tháng 12 đã chuyển đi 14 cá thể, lúc trước chúng rất hiền có thể trèo lên lưng cưỡi đi, nhưng từ khi chuyển 14 cá thể đi vì bị vây bắt nên chúng hoảng sợ, đề phòng với người lạ[14].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tê giác trắng phương nam http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/... http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-n... http://www.iucnredlist.org/details/39317/0 http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Khoa-hoc/815733/te-... http://infonet.vn/tp-hcm-mua-lai-cho-tha-rong-de-l... http://baovemoitruong.org.vn/bai-hoc-tu-bai-bao-to... https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/te-giac-va-s... https://vov.vn/doi-song/te-giac-trang-cua-khu-du-l... https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/te-giac-trong-thao-... https://news.zing.vn/nuoi-te-giac-cung-heo-ga-o-vu...